Làm thế nào để cải thiện trí nhớ của bạn và giữ đầu óc nhạy bén?

Trí nhớ là gì?

lam-the-nao-de-cai-thien-tri-nho-cua-ban-giu-dau-oc-nhay-ben

Trí nhớ là khả năng ghi nhớ thông tin và nhắc lại thông tin này tại một thời điểm sau đó. Trí nhớ rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, nó định hình cá tính của chúng ta, đưa đến những suy nghĩ và quyết định, và ảnh hưởng đến những phản ứng liên quan đến cảm xúc của chúng ta.

Có một số cách để phân loại trí nhớ. Các loại trí nhớ khác nhau được xác định dựa trên đặc trưng của hệ thống nơ-ron, những loại trí nhớ đã được nghiên cứu bao gồm:

Trí nhớ tạm thời

Trí nhớ tạm thời đóng vai trò như một bước đệm cho những kích thích mà bạn nhận được thông qua các giác quan. Bạn chỉ có thể ghi nhớ được thông tin trong thời gian ngắn, thường kéo dài chưa tới nửa giây. Những ký ức này có thể là một ký ức hiện lên chớp nhoáng kèm theo một mùi hương, âm thanh hay một hình ảnh.

Trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ và nhắc lại thông tin trong một khoảng thời gian ngắn, thường trong vài giây. Trí nhớ ngắn hạn hình thành dựa trên những mạng lưới nơ-ron thần kinh của bộ não.

Trí nhớ làm việc

Trí nhớ làm việc không hoàn toàn tách biệt với trí nhớ ngắn hạn; đây là trí nhớ dùng để lên kế hoạch và thực hiện hành vi trong khoảng thời gian ngắn. Chúng có thể là trí nhớ cần thiết cho một phép tính cộng trong đầu hoặc để nướng bánh mà không vô tình nêm cùng loại gia vị hai lần.

Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn liên quan đến việc lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian dài, đôi khi kéo dài suốt đời. Trí nhớ dài hạn liên quan đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng trong não bộ nơi yêu cầu sự biểu hiện mới của gen.

Những trí nhớ cũng có thể được phân loại dựa trên loại hành vi mà chúng ta thực hiện, chúng bao gồm trí nhớ mô tả và trí nhớ phương thức.

Trí nhớ mô tả (trí nhớ rõ ràng)

Trí nhớ mô tả là khả năng nhớ lại những sự kiện một cách rõ ràng, như sự vật, con người và sự kiện. Trí nhớ mô tả cũng được biết đến là có liên quan mật thiết đến thuỳ thái dương và cụ thể là hồi hải mã ở não bộ.

Trí nhớ phương thức (trí nhớ ẩn)

Trí nhớ phương thức là loại trí nhớ lưu giữa các thông tin liên quan đến kỹ năng, ví dụ như việc lái xe hơi, chạy xe đạp hay chơi một nhạc cụ. Trí nhớ phương thức được thực hiện bởi tiểu não của não bộ.

Dù có nhiều sự khác biệt giữa các loại trí nhớ, trí nhớ nói chung thường phức tạp và được hình thành từ những kinh nghiệm tích luỹ liên quan đến sự tương tác giữa nhiều hệ thống ghi nhớ.

Cảm thấy hay quên? Khi nào bạn nên được quan tâm?

Đã có khi nào bạn bước vào một căn phòng mà quên mất lý do vì sao? Bạn đã từng bỏ quên chìa khoá chưa? Bạn có đang lo lắng liệu những việc này có bình thường hay không? Khi nào bạn nên đến trao đổi vấn đề này với bác sĩ hay với một người thân?

Những dấu hiệu suy giảm trí nhớ này thường không đáng lo ngại và chuyên gia chỉ ra rằng những người khác thường phát hiện ra những dấu hiệu mất trí nhớ ở bạn trước khi chính bạn nhận ra. Một số dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

Những thay đổi ở trí nhớ ngắn hạn

Sự suy giảm trí nhớ ngắn hạn liên quan đến việc quên đi thông tin mà bạn đã tiếp xúc gần đây. Nó có thể bao gồm việc đặt ra cùng một câu hỏi nhiều lần, hay quên mất nơi mà bạn vừa đặt một đồ vật nào đó. Một số người có thể quên đi sự kiện gần đây hoặc một thứ gì đó họ vừa mới thấy hay đọc.

Những thay đổi ở trí nhớ làm việc

Những sự thay đổi ở trí nhớ làm việc có thể bao gồm không thể nhớ lại một số điện thoại bạn vừa nghe được hay không thể thực hiện một nhiệm vụ sau khi chuyển từ phòng này sang phòng khác.

Những thay đổi ở trí nhớ dài hạn

Những sự thay đổi ở trí nhớ dài hạn có thể bao gồm việc quên đi những sự kiện xảy ra trong quá khứ.

Những thay đổi ở trí nhớ mô tả

Những sự thay đổi ở trí nhớ mô tả có thể bao gồm:

  • Không thể nhớ bữa ăn sáng nay, hoặc điểm đến kỳ nghỉ gần nhất của bạn.

  • Không thể nhớ được ngăn tủ nơi bạn cất món ăn tối hay vị trí nhà thuốc bạn thường đến.

  • Không thể nhớ có bao nhiêu tuần trong một năm hay giống chó của gia đình bạn là gì.

  • Bắt đầu gọi hầu hết những đồ vật trong nhà là “cái đó” bởi vì bạn không thể nhớ được tên của chúng.

Những thay đổi ở trí nhớ phương thức

Những sự thay đổi trong trí nhớ phương thức có thể gồm không thể nhớ làm thế nào để đặt cây vĩ cầm lên vai hay cách phát bóng golf.

Điều gì có thể gây suy giảm trí nhớ?

Sự lão hoá và trí nhớ

Sự suy giảm trí nhớ thường phổ biến khi lão hoá và không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu cho một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. Sự suy giảm trí nhớ bình thường xảy ra khi lão hóa, nhưng nó không cản trở bạn có được một cuộc sống đủ đầy và hiệu quả.

Tình trạng bệnh lý có thể gây suy giảm trí nhớ

Một số tình trạng bệnh lý có thể gẫn đến việc mất trí nhớ tạm thời; một khi chúng được điều trị thì việc suy giảm trí nhớ có thể được cải thiện, những bệnh lý đó bao gồm:

  • Các vấn đề liên quan đến não bộ

  • Bệnh lý về tuyến giáp, thận hoặc gan

  • Chấn thương ở đầu như sự chấn động do ngã hoặc tai nạn

  • Tác dụng phụ của thuốc

  • Sự thiếu hụt vitamin B12

Những căng thẳng trong cuộc sống và trí nhớ

Những vấn để về mặt cảm xúc như căng thẳng hoặc lo âu có thể khiến bạn mau quên. Sự nhầm lẫn hay quên gây ra bởi những cảm xúc mạnh có thể là tạm thời và sẽ được phục hồi theo thời gian. Nhưng nếu những cảm xúc này kéo dài nhiều hơn hai tuần, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ. Hãy ở cạnh bạn bè và gia đình và điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ; điều đó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cải thiện trí nhớ của bạn.

Làm thế nào để ngăn suy giảm trí nhớ?

Tập thể dục

Tập thể dục được chứng minh tác động đáng kể lên chức năng ghi nhớ, ở nhiều nhóm tuổi và nhiều hoạt động khác nhau. Nghiên cứu tổng quan được tiến hành vào năm 2017 đã đánh giá 17 nghiên cứu và chỉ ra rằng tập thể dục cải thiện một số loại trí nhớ, bao gồm trí nhớ mô tả, trí nhớ làm việc, chức năng về mặt không gian trực quan và trí nhớ phương thức.

Hãy quan tâm đến trái tim của bạn

Giữ cho thành mạch máu cũng như não được khoẻ mạnh. Huyết áp cao có mối liên hệ đến sự gia tăng nguy cơ suy giảm nhận thức; vì vậy việc thường xuyên kiểm tra huyết áp sẽ đem lại lợi ích cho não bộ.

Một chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ giúp ích cho não bộ

Một chế độ ăn Địa Trung Hải hỗ trợ não bộ bằng những cách sau:

  • Bảo vệ — Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, cá và dầu ô liu giúp cải thiện các mạch máu.

  • Chất béo lành mạnh — Cá có nhiều axit béo omega-3, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hỗ trợ tim và não.

Không hút thuốc lá

Bỏ hút thuốc lá — bỏ hút thuốc lá sẽ mang lại lợi ích cho sức khoẻ tổng thể của bạn cũng như cho não bộ.

Duy trì cân nặng phù hợp

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để duy trì không chỉ cân nặng phù hợp mà còn có số đo vòng eo. Nam giới nên có vòng eo nhỏ hơn 94 cm và vòng eo của nữ giới nên nhỏ hơn 80 cm.

Những chất dinh dưỡng hỗ trợ trí nhớ

Một số chất dinh dưỡng thiết yếu được chứng minh hỗ trợ não bộ và chức năng nhận thức khi tuổi tác tăng lên. Chúng bao gồm:

Vitamin B12

Hàm lượng vitamin B12 thấp dẫn đến trí nhớ kém. Nguồn cung cấp vitamin B12 gồm hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng và sữa.

Vitamin B1

Triệu chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12 tương đối gồm cáu kỉnh, rối loạn cảm xúc, lú lẫn và giảm trí nhớ. Nguy cơ thiếu hụt liên quan đến tình trạng nghiên rượu và béo phì. Nguồn cung cấp vitamin B1 gồm ngũ cốc nguyên cám, rau sống, khoai tây, mì ống, thịt heo và trứng.

Vitamin B6

Triệu chứng thiếu hụt vitamin B6 có thể gồm giảm tỉnh táo và giảm nhận thức. Sự thiếu hụt có liên quan đến tình trạng nghiện rượu, kém hấp thu do tuổi tác và do một số loại thuốc. Các nguồn cung cấp vitamin B6 bao gồm thịt, cá, các loại đậu, quả hạch, chuối và khoai tây.

Nhân sâm G115® hỗ trợ trí nhớ và sự tập trung

Nhân sâm G115®

Nhân sâm G115® là một chiết xuất từ nhân sâm, được cấp bằng phát minh và đạt tiêu chuẩn, chứa 6 loại ginsenoside chính. Thực phẩm bổ sung chứa Nhân sâm G115® cải thiện đáng kể chức năng nhận thức đặc biệt là trí nhớ. Nhân sâm G115® có ảnh hưởng tích cực đến trí nhớ thứ cấp, là một phần quyết định của trí nhớ làm việc, hoặc khi gặp thách thức bởi một công việc đòi hỏi nhận thức.

Nếu bạn gặp phải những cơn đãng trí thoáng qua hoặc muốn duy trì chức năng não bộ khi bạn già đi, có nhiều cách bạn có thể thực hiện để tăng cường chức năng nhận thức.

Hình thành một thói quen tập thể dục mới, ăn thực phẩm tươi sạch, lành mạnh hoặc sử dụng thảo dược và những nguyên tố vi lượng nhằm hỗ trợ chức năng não bộ; những cách trên đều có thể thúc đẩy phát triển não khỏe mạnh và hỗ trợ chức năng nhận thức.

Hãy đến trao đổi với bác sĩ để biết được thực phẩm bổ sung nào phù hợp với bạn.

Thông tin trong bài viết này chỉ dùng cho mục đích cung cấp thông tin và không thể được dùng để thay thế bất kỳ hướng dẫn hoặc khuyến cáo y khoa trong bất kỳ trường hợp nào.